Bí quyết để có nồi cà ri ngon đậm đà
– Bột cà ri là thành phần không thể thiếu khi nấu cà ri. Nguyên liệu này được kết tinh từ nhiều loại gia vị thiên nhiên như như nghệ, quế, đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, gừng… Tất cả các thành phần này đều rất có lợi cho sức khỏe và cả sắc đẹp. Nếu như nghệ từ lâu đã được biết đến như một loại dược phẩm và mỹ phẩm thiên nhiên với tác dụng chống viêm, giảm đau, làm đẹp da, làm liền sẹo thì các thành phần khác cũng có tác dụng tốt không kém. Hồi, quế, gừng, đinh hương… đều có thể dễ dàng tìm thấy trong các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam và các quốc gia khác. Chính vì vậy, món cà ri ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các gia đình Việt Nam. Dưới đây là một số mẹo nhỏ của các đầu bếp chuyên nghiệp để có thể chế biến món cà ti thơm ngon, đúng vị.
– Người nấu cần chú ý đến cả yếu tố mùi vị lẫn cảm quan. Cà ri nấu theo kiểu Việt Nam thường phải có màu vàng cam, hơi sệt; kiểu Ấn Độ có màu nâu ngả xanh lá. Nấu theo gu Việt Nam ít cay hơn và đậm đà thơm béo do sử dụng nước cốt dừa. Điều quan trọng là món ăn này dù nấu theo phong cách quốc gia nào cũng phải có mùi thơm nức mũi. – Trước khi nấu, bạn có thể dùng lá cà ri hay sả, tỏi, gừng xào với dầu để lấy mùi thơm. Bột cà ri nên ướp trực tiếp lên thịt và các loại gia vị khác, để ít nhất 30 phút để gia vị thấm đều (nếu nấu cà ri bò, chúng ta nên ướp thịt càng lâu càng tốt). Khoai môn, khoai lang nên chiên qua để khoai săn cứng, không bị tan trong nồi. Có thể gia giảm bột cà ri, nước cốt dừa cho phù hợp với khẩu vị. Việc chọn bột cà ri để ướp cũng quan trọng không kém. Bột cà ri Việt Ấn được sử dụng rộng rãi trong các nhà hàng, quán ăn lẫn các gia đình Việt trong hơn nửa thế kỷ qua vì đây là sản phẩm mang lại hương vị cà ri không quá cay mà rất đúng vị. Không những được dùng để nấu kiểu Việt Nam, bột cà ri Việt Ấn có thể dùng để nấu theo phong cách Thái, Mã Lai, Trung Quốc, Ấn Độ…